Cách xử lý da cá sấu chuẩn nhất gồm những bước nào?

Nguyên liệu sản xuất đơn giản nhất và xuất hiện lâu đời nhất chính là các loại da động vật. Ngày nay, việc sản xuất chất liệu này đồi hỏi rất nhiều công phu bởi các sản phẩm được sản xuất ra đòi tính tỉ mỉ và phức tạp. Da cá sấu cũng vậy, để trở thành các sản phẩm phụ kiện phải đi qua quá trình xử lý phức tạp và đa công đoạn để đảm bảo cho ra một bộ gia chất lượng. Để tạo nên một tác phẩm hoàn hảo thông thường các người thợ sẽ lựa chọn cách xử lý da cá sấu thủ công. Cách làm này mất rất nhiều thời gian và công sức.

1. Lột da là cách xử lý da cá sấu đầu tiên

Cá sấu sẽ được lựa chọn theo tiêu chuẩn về độ tuổi, sức khỏe, cân nặng để đảm bảo tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Một con cá sấu đáp ứng các tiêu chuẩn trên sẽ được đem đi lột da. Các sản phẩm làm từ chất liệu này có thể lấy từ một hoặc từ nhiều con cá sấu tùy thuộc vào thiết kế của sản phẩm.

Trong trường hợp các sản phẩm là giày nguyên con thì cần đến 2 con cá sấu nhỏ hoặc 1 con cá sấu trưởng thành. Nhưng ngược lại, các sản phẩm như dây đồng hồ, thắt lưng,…chỉ cần đến một vài phần của bộ da cá sấu.

Các loại dao chuyên dụng dùng để lọc thịt cá sấu bao gồm: dao lọc thịt và dao mổ để tách phần da và phần thịt dễ dàng hơn. Người thợ sẽ tùy thuộc vào cách phân loại sản phẩm để quyết định mổ từ phần lưng hay phần bụng,

Da cá sấu tươi rất mềm, mỏng và dễ bị rách nên quá trình lột cần đến những người thợ lành nghề và khéo tay để có được sản phẩm hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, khi thành phẩm nó sẽ rất cứng cáp và xù xì.

Cách xử lý da cá sấu chuẩn nhất gồm những bước nào?

Cách xử lý da cá sấu chuẩn nhất gồm những bước nào?

2. Bảo quản và xử lý bằng hóa chất

Da động vật được cấu tạo từ chất hữu cơ và rất dễ bị phân hủy. Do vậy, sau khi lọc thịt sẽ được đem đi xử lý ngay để đảm bảo chất lượng của mỗi bộ đồng đều. Sau khi lột xong, các người thợ sẽ đem đi phơi khô trong một thời gian ngắn và đưa vào môi trường bảo quản. Quá trình bảo quản sẽ song song với các công đoạn xử lý để tạo nên cách xử lý da cá sấu hiệu quả..

Cá sấu sẽ được đưa vào môi trường lạnh nếu quy trình xử lý chưa thể diễn ra ngay. Những bộ da tươi sẽ được ngâm với đá lạnh và muối. Công đoạn này giúp bổ sung lượng nước vừa mất đi và hòa tan một số protein.

Ngâm da của loài động vật này cũng cần canh chuẩn thời gian để cho ra những tấm nguyên con được đẹp, chất lượng. Nếu ngâm quá nhiều thì sẽ làm mất đi những chất có trong chất liệu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng. Ngược lại, nếu ngâm quá vội vàng và không đủ thời gian tối thiểu sẽ ảnh hưởng đến độ đàn hồi của sản phẩm.

Tiếp đến sẽ là cách xử lý da cá sấu với hóa chất. Có 2 cách thông thường đó chính là xử lý bằng vôi tôi và natri sunfua. Ở nhiều xưởng, người ta còn sử dụng thêm một vài loại hóa chất khác để xử lý một cách hiệu quả hơn. Các sản phẩm được gia công với quy trình này sẽ loại bỏ được lớp nhờn, mỡ, tan đi lớp vảy và biểu bì, mở cấu trúc da.

Cách xử lý da cá sấu chuẩn nhất gồm những bước nào?

Cách xử lý da cá sấu chuẩn nhất gồm những bước nào?

Sau khi ngâm với vôi tôi thì sản phẩm rất dễ trở nên nhiễm kiềm. Do vậy, để loại bỏ lượng kiềm dư thừa người ta sẽ cho muối amoni để nó tự trung hòa. Đây là bước xử lý da vô cùng và quan trọng, quyết định đến chất lượng của sản phẩm.

Những người thợ thực hiện các cách xử lý da cá sấu phải hết sức khéo léo và chuyện nghiệp. Trong giai đoạn này, nó rất nhạy cảm với sự bào mòn, sự phá vỡ cấu trúc các sợi ảnh hưởng đến tình trạng da.

Cách xử lý da cá sấu ở công đoạn tiếp theo là tẩy trắng theo 2 giai đoạn. Đầu tiên là sử dụng kali pemanganat, sau đó là dùng dung dịch natri bisulfate. Thời gian cho các công đoạn này sẽ là tầm khoảng 1 giờ. Sau đó, sẽ được ngâm vào dung dịch axit clohydric trong vài ngày.

Cuối cùng của công đoạn này sẽ là trung hòa da với natri bicarbonat trong vòng 1 giờ. Sau đó tái lại độ tươi cho sản phẩm bằng hóa chất bôi trơn.

3. Loại bỏ độ ẩm và căng da

Kết thúc quá trình ngâm trong hóa chất thuộc da 20 – 25 ngày thì sẽ chuyển sang giai đoạn căng da và phơi khô. Loại bỏ độ ẩm là quá trình quyết định đến giá trị sử dụng của một sản phẩm. Tạo nên sự thành bại trong cách xử lý da cá sấu của mỗi xưởng.

Độ ẩm trên mọi phần của bộ da phải được phân bổ đồng đều, tránh chỗ ướt chỗ khô. Và cũng không được làm khô quá mức mà phải giữ được độ ẩm tiêu chuẩn. Thông thường, những người thợ sẽ căng thật phẳng bộ da lên trên những tấm gỗ phơi khô dưới bóng râm hoặc nơi ít nắng.

Cách xử lý da cá sấu chuẩn nhất gồm những bước nào?

Cách xử lý da cá sấu chuẩn nhất gồm những bước nào?

4. Bước cuối của cách xử lý da cá sấu là nhuộm màu

Cách xử lý da cá sấu tiếp theo sẽ được nhuộm màu tùy vào thị hiếu của khách hàng. Thông thường, việc tô màu nhuộm sẽ mất khoảng vài giờ và tùy thuộc vào kỹ năng của người thợ, để tạo ra sản phẩm bền, đều màu và có màu sắc đúng tiêu chuẩn. Người thợ sẽ nhuộm bằng cách tiến hành pha màu, nhuộm màu, tô màu cho bộ da. Sau đó, sản phẩm sẽ được phủ một lớp protein tự nhiên cùng các hóa chất tổng hợp để tạo độ bóng, cứng.

Cách xử lý da cá sấu không chỉ cần người thợ lành nghề, mà còn cần đến những người thợ khéo tay, tỉ mỉ, cẩn thận để tạo nên những sản phẩm hoàn hảo nhất. Một bộ da cá sấu sẽ được tạo ra nhờ các bước trên. Tuy nhiên, nếu là một sản phẩm thượng hạng cần trải qua quá trình kỳ công, các công đoạn phức tạp và dưới bàn tay của người thợ lão làng.

[pk_internal_link]